Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Đôi điều suy nghĩ sau một chuyến đi

Đôi điều suy nghĩ sau một chuyến đi
Chúng tôi vừa đi nghiên cứu học tập tại Singapore là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, được thành lập năm 1965 tuy nhiên quốc gia này đã có những tiến bộ rất nhanh trong khoảng thời gian từ 20-30 năm trở lại đây. Là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á. Singapore Chính phủ Singapore đã thực hiện cải cách hành chính từ đầu những năm 70; giữa những năm 80, Chính phủ đã đề ra phong trào “hướng tới sự thay đổi” mà trọng tâm là các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý để thích ứng với sự thay đổi; năm 1991, Chính phủ xây dựng chương trình cải cách công vụ mang tên “nền công vụ thế kỷ XXI”. Mặc dù thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore vẫn gặt hái nhiều thành công thông qua nỗ lực phát triển nguồn nhân lực, chống tham nhũng (Singapore được đánh giá là nước đứng đầu châu Á về minh bạch và chống tham nhũng) và ứng dụng công nghệ thông tin đứng thứ 2 sau Mỹ. Singapore có hệ thống giám sát, đánh giá công việc rất tốt, được coi là công việc thường xuyên, tự giác và trở thành nhu cầu trong công tác quản lý của các tổ chức, đối với cả các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức dịch vụ công ....Chính phủ ưu tiên đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, coi đây là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả.
Chúng tôi đến thăm và làm việc tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu- Singapore được nhà trường tiếp đón nhiệt tình, cởi mở. Được cung cấp các thông tin liên quan hữu ích như: tình hình kinh tế xã hội của nước bạn, công tác đào tạo, bồi dưỡng; giải pháp chống tham nhũng...
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không có tham vọng nói những lời ca ngợi đất nước Singapore tuy nhỏ bé nhưng sự phát triển của nó đã khiến nhiều quốc gia khác phải kính phục. Tôi cũng không muốn mô tả về môi trường Xanh, Sạch, Đẹp đã trở nên nổi tiếng của họ. Tôi chỉ muốn nói lên những cảm nhận của mình về con người Sigapore để phần nào tự lý giải cho mình vì sao một đất nước nhỏ bé như Singapore lại nhanh chóng vươn lên trở thành một con Sư tử như chính biểu tượng của đất nước này.
Singapore gần như chỉ là một làng chài sau khi tách ra khỏi Malaysia vào thập niên 60 của Thế kỷ trước, diện tích nhỏ bé 685 km2, dân số ngày nay khoảng hơn 4,5 triệu người, tài nguyên khoáng sản hầu như chẳng có gì, đất đai cằn cỗi, đến cả nước ngọt cũng phải nhập về từ Malaysia. Singapore chỉ có duy nhất một yếu tố thuận lợi, đó là vị trí đắc địa để trở thành một hải cảng trung chuyến quốc tế. Tuy nhiên, có thể khẳng định một cách chắc chắn, Singapore phát triển như ngày nay chính là do con người. Ngoài sự may mắn của một quốc gia có được người lãnh đạo tài ba với tầm nhìn chiến lược, có khả năng dẫn dắt đất nước đi lên theo đúng quỹ đạo của sự phát triển thì yếu tố quyết định chính là những con người nơi đây, họ luôn làm việc, làm việc hết mình vì chính bản thân họ, gia đình và qua đó đóng góp cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Đi đến đâu, chúng tôi cũng đều có cảm nhận chung về người dân Singapore. Đó là sự chăm chỉ làm việc, làm việc tự giác và đặc biệt là rất chuyên nghiệp. Trong mấy ngày ngắn ngủi, chúng tôi được ghé thăm Nhà Quốc hội, Toà thị chính, Bảo tàng sáp, đảo Sentosa… Đến đâu chúng tôi cũng thấy không khí làm việc nghiêm túc, quy củ. Tất cả như một guồng máy vận hành liên tục và nhịp nhàng. Con người mà chúng tôi được gặp đều đem đến cho chúng tôi sự thán phục về phong cách làm việc chuyên nghiệp, tự tin và năng động. Họ có thể là những người rất trẻ, chỉ là những sinh viên song đã nhận toàn bộ hệ thống dịch vụ đón khách tại khu du lịch Sentosa, rạp chiếu phim 4D, công viên nhạc nước…thế nhưng về kỹ năng giao tiếp, am hiểu chuyên môn và độ tự tin của họ thì thật đáng ngạc nhiên. Đặc biệt, phong cách làm việc của người dân nơi đây, từ những người hết sức bình thường đều mang đậm tính chất phục vụ và tự giác tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của luật pháp. Có lần, chúng tôi đến làm việc với Trường chính sách công Lý Quang Diệu, chỉ cách khách sạn chúng tôi ở khoảng 3 km, song bác tài xế taxi không rõ địa chỉ nên anh ta đi loanh quanh hết 30 phút mới tới nơi chúng tôi cần đến. Thế nhưng khi chúng tôi trả tiền, anh ta nhất định không lấy số tiền theo bảng tính tiền trên xe mà giảm giá 30% và còn xin lỗi vì chưa biết ngôi trường chúng tôi cần đến.
Rời quốc đảo Sư tử, trong mỗi chúng tôi đều có nhiều cảm nhận, song chắc chắn đều có một điểm chung là ấn tượng tốt đẹp về phong cách làm việc của người dân nơi đây, điều đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập./.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

Dự đám cưới con bạn học cũ

Chủ nhật 20/09/2009 nhóm bạn từ Việt Trì, Yên Lạc, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Nội đến dự đám cưới cọn bạn Chính ở trường THCS Quang Minh- Mê Linh- Hà Nội.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Đám cưới con bạn học cũ thời sinh viên


Chủ nhật ngày 20/9 bạn Việt (Yên Lạc) cho xe đón các bạn đi dự đám cưới con bạn Chính ở trường THCS Quang Minh- Hà Nội, ảnh chụp cùng cô dâu chú rể.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Kỷ niệm ngày TBLS

Nhớ ngày thương binh lịêt sỹ

Em trai út của tôi là Phạm Hồng Khánh sinh năm 1962 tại Viện quân y 108-Hà Nội, lớn lên và trưởng thành tại thị xã Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc. Nhập ngũ tháng 9/1981. Sau khi tốt nghiệp trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật thông tin Nha Trang, từ tháng 9/1984 đến tháng 5/1990 công tác tại Trung đoàn 204 Sư đoàn 320 thuộc Quân đoàn 3, chức vụ đại uý- Đại đội phó Đại đội thông tin 18. Hy sinh ngày 6/5/1990 trong khi đang làm nhiệm vụ tại Tây Nguyên, để lại bao niềm tiếc thương cho gia đình và bạn bè. Trong các di vật của em có tập thơ tự sáng tác. Đọc tập thơ em với một tâm hồn đa cảm chan chứa tình người, tình đời.
Nhân kỷ niệm 62 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/2009) tôi trích đăng vài tác phẩm của em thay một nén nhang tri ân các liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc.

Bài thơ: Đêm trên đài hai oát


Đêm trên đài hai oát
Nghe suối hát rì rào
Lòng người thấy nao nao
Miên man bao cảm xúc
Côn trùng kêu rả rích
Khúc nhạc rừng đêm khuya
Giọt buồn rơi tí tách
Thao thức cùng đêm thâu
Không biết từ những đâu
Đom đóm đi trẩy hội
Rộn ràng chao qua lại
Ánh đèn hội hoa đăng
Lập loè soi dốc đá
Cho bạn tôi lên đài
Trên đài chỉ có hai
Đã xuống đơn vị một
Chắc có gì trục trặc
Đến bây giờ chưa lên?
Mình tôi với màn đêm
Thao thức trong lán nhỏ
Sương ướt đầm cây cỏ
Sao bây giờ chưa lên?
Bỗng chuông đổ reng reng
Bạn báo tin bị lạc
Tối quá không đi được
Đường núi dốc quanh co…
Này bạn ơi ! ngủ lại
Dưới doanh trại mình thôi !
Nơi đây đã có tôi
Canh đài thay cho bạn.


Tây Nguyên tháng 2/1989.

Bài thơ: Hoa cúc


Anh xin làm bông cúc
Đợi chờ mùa thu sang
Dù trăm hoa đua nở
Khi xuân đến rộn ràng

Trăm hoa thì đua nở
Với mùa xuân xanh tươi
Cúc chỉ muộn màng thôi
Nhuỵ vàng xin giữ mãi…
Tây Nguyên tháng 10/1988.

Bài thơ: Đêm trăng Tây Nguyên (Tặng trăng của lòng tôi)


Đêm trăng rừng Tây Nguyên
Sao mà mênh mông quá !
Trăng nghiêng mình lách lá
Xuống chơi với suối rừng
Suối cảm động rưng rưng
Rì rầm khe khẽ hát:
“Nước suối trong và mát
Hãy tắm đi trăng ơi !
Chỉ có mình suối thôi
Trăng ơi ! trăng cứ tắm”
Trăng dịu dàng đằm thắm
Đắm mình vào suối trong
Cho thoả nỗi nhớ mong
Bao tháng ngày cách biệt
“Suối ơi ! trăng vẫn biết
Lòng suối rất chân tình…”
Trăng mỉm cười lung linh
Tan vào trong dòng suối
Trăng mơ màng đắm đuối
Trong lòng suối mênh mang…
Ai biết cây bắc thang
Ngỡ ngàng xem trăng tắm
Lòng cây bao say đắm
Bỗng chốc hoá ngẩn ngơ
Cây cứ đứng thẫn thờ
Ước mơ làm suối nhỏ
Mấy chị em nhà cỏ
Ghé tai nhau thì thào:
“ Tại sao trăng trên cao
Lại rơi vào đáy suối ? ”
Tây Nguyên tháng 10/1988.

Cảm tác một mình ngắm trăng đêm

Đã là trăng tưởng ở đâu cũng vậy. Không! Trăng Tây Nguyên dường như huyền ảo hơn trăng ở các miền quê khác. Ánh trăng bàng bạc như rắc bụi trắng lên những buôn làng. Ánh trăng mơ màng rải mù sương lên lưng chừng dãy núi xa xăm. Trăng đến với tất cả chúng ta, trăng gõ cửa từng nhà gọi trẻ ra sân kho hợp tác. Trăng gọi bác giáo sư, gọi cô thư ký ra vườn xem hoa quỳnh nở. Trăng đùa trên những khóm hoa, trăng đu đưa trên từng chiếc lá. Ơ kìa, lạ quá, có phải chăng ru ngủ được hàng mi, và đánh thức hoa Lưu Ly hé nở? Vườn đêm nay sao nhiều trăng quá, ánh chen dày khắp các lối đi! Và em ơi, em có thấy gì ? Trăng rủ ta đi cùng trời cuối đát. Ồ ! Thế trăng có bao giờ của riêng ai không nhỉ ? Có đấy chứ, mỗi chúng ta đều có riêng một mặt trăng, cũng như ai cũng có riêng một mặt trời. Vậy cho nên nhật nguyệt đuổi nhau hoài, mà trong đời có mấy khi gặp được !.

Tây Nguyên, ngày 22/10/1988.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

Cảnh sát siêu đẳng

Góp vui với Blog bằng một video clip với tiêu đề cảnh sát siêu đẳng

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009

Cảnh đẹp Tây Thiên Vĩnh Phúc

Ảnh: Toàn cảnh thiền viện trúc lâm Tây Thiên



Ảnh : Hành hương lên Tây Thiên


Ảnh: Một góc thiền viện



Ảnh: Đường lên chùa




Ảnh: Đá dựng




Ảnh: Ban thờ phật



Ảnh: Chính điện



Ảnh: Gác chuông




Ảnh: Cổng vào thiền viện



Mình psot vài hình ảnh cảnh đẹp Tây Thiên để các bạn cùng thưởng thức.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Thăm bạn ốm





Ảnh: Cụng ly chúc sức khoẻ










Ảnh: Thăm bạn Mai Hoa ở Y Sơn- Hạ Hoà Ảnh: Thăm bạn Yến ở Tuân Chính- Vĩnh Tường
Chủ nhật ngày 5 tháng 7 năm 2009 Ban liên lạc lớp A sinh- điạ mời thầy chủ nhiệm Nguyễn Văn Chúc cùng lên đường đi thăm bạn cũ bị ốm không đến dự họp lớp ngày 21 tháng 6 năm 2009. Sau đây là vài bức ảnh ghi lại cuộc viếng thăm đó.












Cảnh đẹp thiên nhiên Vĩnh Phúc















































































Thấy Blog Uttroi đăng nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, mình cũng góp vài tấm hình chụp cảnh đẹp do nghệ sĩ nhiếp ảnh quê mình thực hiện để các bạn cùng thưởng thức.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Nhắn tìm bạn

Tôi là Phạm Hồng Hải cựu học sinh khoá 8 trường Nguyễn Văn Trỗi nhắn tìm người thân.
Tháng 7 năm 1974 kỳ thi đại học khối B tại trường cấp 3 Trần Phú thị xã Vĩnh Yên, Hải có ngồi gần một bạn học sinh nữ trường miền nam số 8 không nhớ họ chỉ biết tên là Hà. Vài tháng sau đó, một người quen của mẹ mình là Đỗ Thị Phấn cùng cậu con trai tên là Trí (ở tại Đoàn đại diện Miền nam Việt Nam- số 19, 21 Hai Bà Trưng - TP Hà Nội) lên chơi nhà mình ở Vĩnh Yên, hôm đó cô Phấn rủ mình vào chơi một gia đình nhân viên ( người nam bộ) làm việc tại trường Miền Nam số 8, tình cờ Hải gặp lại bạn Hà chính là con của gia đình nói trên. Sau ngày giải phóng Miền nam năm 1975 toàn bộ gia đình cô Phấn chuyển vào miền nam công tác từ đó đến nay không có hồi âm gì. Không biết bạn Hà hiện nay đang ở đâu ? qua trang blog của trường Nguyễn Văn Bé để gửi lời nhắn, mong ngày gặp lại. Thông tin cho Hải qua số điện thoại: 0987361956. Xin cảm ơn nhiều./.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Vui ngày gặp mặt



































































Một số hình ảnh gặp mặt lớp A snh địa khoá 4 trường sư phạm 10+3 Vĩnh Phú.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

Một kỷ niệm khó quên

Một kỷ niệm khó quên

Vào năm 1969 hồi Trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đóng quân ở Trung Hà – Hà Tây, các bạn lính Trỗi chúng tôi hàng ngày được phát bánh mỳ để ăn sáng, song nhiều bạn ăn bánh mỳ nhiều quá sinh chán, bèn nghĩ ra cách đổi bánh mỳ lấy hoa quả hoặc thuốc lá tại quán hàng bán nước. Chúng tôi phải đi bộ ra bến phà Trung Hà mới có quán xá để đổi, lính khoá 8 thường đổi 1 cái bánh mỳ lấy 5-6 quả dưa chuột tại quán nhà ông Mỳ. Được biết gia đình ông Mỳ vốn không được hoà thuận, thỉnh thoảng vợ chồng lại cãi cọ nhau, trước kia có thời gian ông Mỳ đã “xỏ nhầm giầy tây” làm đến chức “quan đội”.
Một hôm không rõ việc đổi bánh mỳ và dưa chuột với lính Trỗi có sự nhầm lẫn, mất mát gì đó, nên đến tối vợ chồng Mỳ lại cãi nhau, bà vợ xỉ nhục ông chồng. Uất quá, đêm hôm đó ông Mỳ treo cổ tự tử chết tại nhà riêng, đến sáng mới phát hiện ra.
Qua sự kiện trên có bạn lính Trỗi đã làm 4 câu thơ thất ngôn tứ tuyệt để than rằng:
" Thương thay trung uý Son Mỳ
Con người một dạ rất từ bi
Cãi nhau với vợ vì dưa chuột
Quãng đời phút chốc bỗng biệt ly."
Mình không nhớ tác giả bài thơ nêu trên, ai còn nhớ xin mách giùm./.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Vui ngày hội ngộ

























Chiều ngày 19 tháng 6 tại nhà hàng vườn treo 281 Đội Cấn- Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội ngộ của hai bạn cựu học sinh trường Trỗi đó là Phạm Hồng Hải và Nguyễn Tuấn Duy B2, khoá 8 với 10 bạn ở Ban liên lạc và bạn bè B2-K8 sau gần 40 năm xa cách nay gặp lại, có mặt tại buổi gặp mặt còn có nhiều anh chị khoá 4, xin giới thiệu một số bức ảnh chụp ngày tái ngộ.













Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009

Nhớ bạn trường Trỗi

Từ khi trường Trỗi giải thể hầu như mình không gặp lại được bạn bè vì mình ở tỉnh lẻ, lúc còn học phổ thông cấp 3 mình chỉ gặp có 04 bạn ở thị xã Vĩnh Yên là bạn Tuấn Duy B2, Quang Thạch B4 ( khoá 8), Long Châu và Nguyễn Văn Thuỷ khoá 7. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm mình đi dạy học ở miền núi đến năm 1985 mới được chuyển về Vĩnh Yên, từ đó hầu như không liên lạc được với bạn bè trường Trỗi, mình có hỏi thăm qua bạn Tuấn Duy hiện công tác ở Hà Nội song Tuấn Duy nói cũng không dự hội lớp, hội trường lần nào do vậy cũng không có thông tin về các bạn, gần đây vô tình mình vào google: trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, rất may vào được blog của trường mình rất vui vì sau bao năm biệt vô âm tín nay được gặp lại hình ảnh và hoạt động của các bạn trên trang web. Sau đó mình tìm đến thầy Nguyễn Văn Khương nguyên là giáo viên và B trưởng của khoá 6 hiện đang nghỉ hưu tại Vĩnh Yên, được thầy tâm sự đã có nhiều học sinh khoá 5,6,7 đến thăm thầy tại Vĩnh Yên và thầy Khương cũng đã tìm gặp thầy Trường nguyên chính trị viên đại đội (khoá 6 ) tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, được biết thầy Khương có làm một số bài thơ về tình cảm thầy trò trường Trỗi, mình đã xin phép thầy để đăng 02 bài thơ là bài đi tìm đồng đội và bài học sinh về thăm thầy lên trang Bạn trường Trỗi để mọi người cùng chia sẻ. Thiết nghĩ sẽ còn nhiều cựu học sinh trường Trỗi như trường hợp của mình chưa biết đến Blog của trường, nên chăng bằng cách nào đó để thông tin rộng hơn nữa nhằm nối bàn tay bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ./.